STT
|
Tên đề tài
|
Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu
|
Chủ nhiệm /Đơn vị thực hiện
|
1
|
Tính toán hệ thống thông hơi để năng cao tính an toàn két dầu hàng của tàu chở dầu theo công ước MARPOL 73/78
|
Tìm hiểu các định nghĩa và các yêu cầu có liên quan đến hệ thống làm hàng kín trên các tàu dầu theo Quy định mới của Tổ chức Hàng hải Quốc tế được nêu trong Phụ lục VI của MARPOL 73/78.
Tính chọn bơm dầu hàng theo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như khai thác, phân tích về tính năng hoạt động và khai thác của từng loại bơm dầu hàng cụ thể.
Sau khi đã xác định bơm dầu hàng, kết hợp với các yêu cầu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thiết kế hệ thống thông hơi, thoát khí cho tàu dầu. Xây dựng các chương trình tự động tính toán khí động lực áp suất trong đường ống thông hơi, thoát khí khi làm hàng, tính chọn van áp lực chân không (sau đây gọi là van thở) theo các điều kiện làm hàng để việc đưa hơi dầu lên phương tiện tiếp nhận trên cảng là hợp lý nhất và áp suất trong các két hàng trong quá trình làm hàng nằm trong giới hạn cho phép để bảo vệ kết cấu hầm hàng trong các tàu dầu
|
KS.Đỗ Hồng Hải
Xưởng - Đội tàu
|
2
|
Nghiên cứu ứng dụng các module thí nghiệm điện tử phòng thí nghiệm Điện- Điện tử-Tự động xây dựng hệ thống bài thực hành áp dụng cho môn Điện tử cho sinh viên ngành Điện của trường Cao đẳng Hàng hải I
|
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng một hệ thống bài thực hành điện tử dựa trên trang thiết bị hiện có của phòng thí nghiệm Điện - Điện tử - Tự động mà cụ thể là module đo lường điện tử và cảm biến.
Xuất phát từ thực tế đào tạo của ngành học, thực hành nhằm củng cố lại lý thuyết, khẳng định lại lý thuyết đã học, giúp sinh viên nhớ được lâu kiến thức đã học và mục đích đặc biệt là giúp cho sinh viên có những cái nhìn mới về ngành nghề mà các em sẽ làm sau này như thế nào, giảm và xóa đi sự khác biệt quá lớn giữa lý thuyết được học và thực tế bên ngoài.
Với mục đích như trên mà các môn học trong ngành Điện - Điện tử được trang bị các hệ thống thực hành thí nghiệm hiện đại, tiên tiến và đáp ứng yêu cầu cao của thị trường đào tạo nhân lực hiện nay. Với mục đích và hi vọng lớn lao vậy, tác giả mong muốn sẽ mang tới người học những giờ thực hành đầy bổ ích, những kiến thức thực tế to lớn để sinh viên có những hành trang vững vàng chinh phục con đường mà các em đã chọn.
|
ThS.Nguyễn Đức Hạnh
Khoa Điện - ĐT
|
3
|
Nghiên cứu các module Đo lường – Cảm biến phòng thí nghiệm Điện - Điện tử xây dựng hệ thống bài tập cho giảng dạy môn Đo lường-Cảm biến hệ Cao đẳng chính quy ngành Điện tại trường Cao đẳng Hàng hải I.
|
Giúp cho sinh viên có thể làm quen với các thiết bị và tiếp cận dần với thực tế;
Xây dựng các hệ thống bài tập phù hợp áp dụng cho môn học Đo lường - cảm biến để hệ thống bài giảng được tường minh và rõ ràng hơn;
Phục vụ công tác nghiên cứu phát triển các ứng dụng dùng cảm biến trong đo lường điều khiển tự động hóa trên cơ sở nội dung môn học và các trang thiết bị điện có sẵn trong phòng thực hành Điện - Điện tử của nhà trường
|
ThS. Đặng Thị Thu Huyền
Khoa Điện - ĐT
|
4
|
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Creo 2.0 xây dựng thư viện hình ảnh các kết cấu cơ bản của tàu thủy phục vụ công tác giảng dạy môn học Kết cấu tàu thủy tại trường Cao đẳng Hàng hải I.
|
Xây dựng được một thư viện các kết cấu cơ bản của thân tàu để sử dụng vào việc giảng dạy và học tập môn học kết cấu thân tàu tại trường Cao đẳng Hàng hải I.
|
ThS. Chu Hữu Dân
Khoa Cơ khí
|
5
|
Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết hàn, đề xuất các giải pháp công nghệ giảm ứng suất, biến dạng trong quá trình gia công hàn kết cấu thép.
|
Từ nghiên cứu lý thuyết hàn và đặc biệt là quá trình hình thành ứng suất biến dạng hàn, bao gồm mô hình tạo ứng suất, các loại ứng suất phát sinh khi hàn, qua đó chỉ ra nguyên nhân chủ yếu tạo ứng suất, biến dạng và vùng ứng suất và biến dạng hàn trong các dạng mối hàn của kết cấu kim loại.
Đề tài đưa ra các giải pháp công nghệ trước, trong và sau khi hàn để giảm đến mức tối đa ứng suất, biến dạng kết cấu kim loại do quá trình hàn gây ra.
Kết quả của đề tài giúp các giảng viên có được ví dụ trong giảng dạy; giúp các nhà làm công tác thiết kế và chế tạo có cơ sở để đưa ra các biện pháp công nghệ cho từng loại mối hàn.
|
ThS. Tô Quang Dụng
Khoa Cơ khí
|
6
|
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Laboratory of Physics trong giảng dạy thí nghiệm môn Vật lý cho sinh viên hệ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Hàng hải I
|
Nghiên cứu các phần mềm Laboratory of Physics để ứng dụng các chương trình mô phỏng thí nghiệm trong chương trình vật lí của hệ Cao đẳng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học thực hành vật lý tại trường Cao đẳng Hàng hải I
|
ThS. Bùi Kim Cương
Khoa Cơ bản
|
7
|
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm MATLAB giải bài toán xác suất thống kê của môn Toán chuyên đề cho sinh viên hệ Cao đẳng – Trường Cao đẳng Hàng hải I.
|
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm MATLAB để giải bài toán xác suất thống kê của môn Toán chuyên đề cho sinh viên hệ Cao đẳng nhằm nâng cao tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo cho người học tại trường Cao đẳng Hàng hải I.
|
ThS. Đào Thị Tuyết
Khoa Cơ bản
|
8
|
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy nâng cao tính ứng dụng của môn Toán chuyên đề cho sinh viên ngành Khai thác máy tại trường Cao đẳng Hàng hải I.
|
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào giảng dạy Toán chuyên đề cho sinh viên ngành Khai thác máy.
Phân tích và xây dựng các phương pháp dạy học có nhiều nội dung Toán chuyên đề thể hiện mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn; Xây dựng hệ thống bài tập có tính ứng dụng cao với chuyên ngành Khai thác máy, từ đó yêu cầu các em vận dụng kiến thức của Toán chuyên đề vào giải quyết.
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán chuyên đề cho sinh viên ngành Khai thác máy Trường Cao đẳng Hàng hải I.
|
ThS. Đoàn Thị Bích
Khoa Cơ bản
|
9
|
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm MATHCAD giải một số bài toán trong học phần Toán cao cấp dành cho sinh viên hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng Hàng hải I
|
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm MATHCAD, giải bài toán môn Toán cao cấp, nhằm cung cấp cho sinh viên phương pháp tính toán, khơi dậy hứng thú với môn học, làm tăng khả năng quan sát, tiếp nhận, thực hành, khả năng tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo và tăng tính nhạy bén cho sinh viên.
|
ThS. Lê Thị Khánh Chi
Khoa Cơ bản
|