Nghiên cứu Khoa học > Tin tức
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC-LÊNIN Ở TRƯỜNG CĐHH I GẮN VỚI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ (18/06/2015)
Do đó, việc tạo ra niềm say mê, hứng thú và tự giác học tập của sinh viên đối với môn học này có một ý nghĩa rất lớn. Tuy...

Do đó, việc tạo ra niềm say mê, hứng thú và tự giác học tập của sinh viên đối với môn học này có một ý nghĩa rất lớn.

Tuy nhiên, phương pháp được giảng viên sử dụng chủ yếu hiện nay là thuyết trình, vì đòi hỏi trong thời gian ngắn người giảng viên phải cố gắng trang bị cho sinh viên toàn bộ khối lượng tri thức môn học để đảm bảo chương trình đặt ra theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Phương pháp này giúp sinh viên hiểu được nội dung kiến thức môn học một cách đầy đủ, đồng thời thông qua hoạt động ghi chép của mình, sinh viên có được kiến thức của bài học dưới dạng ngắn gọn, cô đọng. Bên cạnh những kết quả đạt được đó thì phương pháp thuyết trình trong việc giảng dạy cũng bộc lộ nhiều hạn chế như làm cho sinh viên thụ động, ỉ lại, lười suy nghĩ, không hoạt động chỉ chờ để chép, điều này sẽ bào mòn tư duy sáng tạo, sự say mê học tập của sinh viên.

Trong quá trình giảng dạy lý luận chính trị, đòi hỏi cần phải có phương pháp sao cho sinh viên vừa nắm chắc lý luận, vừa bám sát thực tiễn, biết vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống đặt ra trên cơ sở cách lập luận lôgíc chặt chẽ và khoa học. Đòi hỏi này, thuần túy phương pháp thuyết trình truyền thống không thể đáp ứng được, cần phải có sự tham gia của các phương pháp khoa học khác như: phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm….Thực tế, phương pháp giảng dạy thuyết trình đơn thuần chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả lĩnh hội tri thức của sinh viên cũng như phát triển năng lực tư duy của sinh viên. Điều đó làm cho sinh viên học tập môn học một cách thụ động, mất khả năng chuyển hóa kiến thức bài giảng thành tri thức của mình, hạn chế khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống.

Tuy nhiên, điều kiện để giảng viên có thể đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm thì điều kiện cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dạy và học. Song, với thực tế như hiện nay, để dạy bằng powerpoint, người giảng viên lên lớp phải chuẩn bị lắp đặt các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, loa…mất rất nhiều công đoạn và thời gian. Từ đó tạo tâm lý ngại đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại.

Mặt khác do phần lớn giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều. Khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, không ít giảng viên lo lắng, băn khoăn như khi áp dụng những phương pháp mới có thể không thành công bằng phương pháp thuyết giảng; sợ nêu nhiều câu hỏi cho sinh viên trả lời sẽ không đủ thời gian thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy…

Trong hội giảng đã có những giờ dạy học, giáo viên còn lạm dụng CNTT, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không phối hợp với các phương tiện khác, làm cho giờ dạy học thụ động, ít kiến tạo được tri thức, HS- SV học "như xem phim", trong khi CNTT chỉ là phương tiện dạy học. Hoặc sử dụng chỉ để "thay bảng đen" chứ không phát huy được khả năng tuyệt vời của phương tiện dạy học này. Tất cả các khuynh hướng trên đều không phát huy được vai trò, vị trí, ưu điểm của CNTT trong dạy học hiện nay.

Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, cần đổi mới phương pháp thuyết trình với việc kết hợp nhiều phương pháp khác như: thuyết trình kết hợp với giải quyết vấn đề, thuyết trình với thảo luận nhóm, thuyết trình kết hợp với giảng dạy theo giáo án điện tử… Trong đó thuyết trình kết hợp với việc sử dụng giáo án điện tử là một giải pháp. Để thực hiện phương pháp giảng dạy trên phải thực hiện hai yêu cầu:

Thứ nhất, xây dựng giáo án điện tử bảo đảm tính khoa học và tính sư phạm. Muốn vậy, khi thiết kế giáo án điện tử phải bảo đảm các yêu cầu về mặt nội dung, hình thức các trang trình chiếu, màu sắc, cách sử dụng các hiệu ứng, bố cục…

Hai là, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp thuyết trình và sử dụng giáo án điện tử. Việc xây dựng được giáo án điện tử bảo đảm tính khoa học và tính sư phạm mới là điều kiện cần, nhưng chưa đủ, điều quan trọng là giảng viên cần phải biết kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa phương pháp giảng dạy thuyết trình với giáo án điện tử. Điều này đòi hỏi giảng viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính và máy chiếu đồng thời phải nhận thức thấu đáo nội dung bài giảng, có khả năng khái quát cao, tư duy và phong cách làm việc theo hướng hiện đại, có sự giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên, năng động và hiệu quả hơn. Đó là nghệ thuật sư phạm của người giảng viên và thiết kế các trang trình chiếu.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.

        (Th.s Trịnh Thị Bạch Tuyết- Khoa Cơ bản-Trường Cao đẳng Hàng hải I)


Bạn đã tốt nghiệp tại Cao Đẳng Hàng Hải I và hiện đang:
 Làm việc đúng chuyên ngành
 Tìm việc
 Làm việc không đúng chuyên ngành
 Chờ học tiếp
Biểu quyết Xem kết quả
OnlineOnline
TotalTotal