BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CA TRỰC TRONG BUỒNG MÁY TÀU THỦY

Thời gian: 18/04/2016 23:59

Buồng máy tàu thủy là một bộ phận quan trọng cấu thành con tàu. Đảm bảo an toàn cho người trực ca trong buồng máy và các trang thiết bị lắp đặt trong buồng máy là nhiệm vụ vô cùng quan trọng vì an toàn chung của con tàu.Vì vậycác biện pháp nhằm nâng cao an toàn khi thuật, một trực ca buồng máy là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Buồng máy tàu thủy là một vi khí hậu kỹ không gian hữu hạn ở đó có trang bị các máy móc, thiết bị đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của một con tàu. Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến mất an toàn trong buồng máy:

Các máy móc thiết bị như:máy chính, máy phụ, nồi hơi v.v...thường xuyên hoạt động gây ra bức xạ nhiệt làm cho nhiệt độ buồng máy tăng cao hơn so với nhiệt độ bên ngoài tàu. Mặt khác trong buồng máy còn tích tụ các chất lỏng như nước, nhiên liệu, dầu bôi trơndo sự dò lọt của các bơm, van, hệ thống đường ống. Ở nhiệt độ cao các chất lỏng này đã tăng cường bốc hơi, làm tăng thêm lượng hơi ẩm trong không gian buồng máy.Hệ thống thông gió buồng máy quyết định đến việc làm sạch không khí cũng như việc duy trì áp suất cần thiết cho hoạt động của máy móc cũng như cải thiện điều kiện làm việc của con người.

Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất trong buồng máy khác nhiều so với điều kiện ngoài tàu vìthế nó gây bất lợi cho con người làm việc trong buồng máy mà cụ thể là những sỹ quan, thợ máy là thành viên của ca trực máy.

Ngoài ra, các máy móc thiết bị làm việc với nhiệt độ và áp suất cao như nồi hơi, chai gió nén, các chai ôxy- axêtylen v.v...tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người làm việc trong buồng máy. Mặt khác sự rò rỉ nhiên liệu, dầu nhờn lên các bề mặt nung nóng dễ gây nên cháy nổ trong buồng máy.Các máy móc, thiết bị làm việc ở tốc độ cao, các bề mặt trơn trượt, các vật treo trên cao v.v...nếu người vận hành không có những kiến thức nhất định về an toàn cũng rất dễ gây ra tai nạn.

Mặt khác, khi làm việc trong các khoang, két, hầm kín khi chưa được thông gió đầy đủ cũng dễ xảy ra tai nạn.

Hiện nay trên tàu thủy, các tai nạn trong buồng máy hầu hết tập trung vào các nhóm sau:

- Tai nạn do điện giật;

- Tai nạn do sử dụng dụng cụ không đúng cách và không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;

- Tai nạn khi làm việc trong khoang kín, trong hầm, két;

- Tai nạn khi vận hành máy móc thiết bị;

- Tai nạn do hư hỏng máy móc, thiết bị;

- Tai nạn do bề mặt trơn trượt; bề mặt nung nóng;

- Tai nạn do không hiểu nhau khi làm việc nhóm.

Để đảm bảo an toàn ca trực buồng máy, các biện pháp an toàn cần được áp dụng triệt để

Nhóm biện pháp thứ nhất: Trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn cho người trực ca buồng máy

Người trực ca buồng máy phải được đào tạo, huấn luyện đáp ứng yêu cầu của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca cho thuyền viên - STCW1978, sửa đổi năm 2010):

- Nắm vững nguyên lý hoạt động, đặc điểm của các máy móc thiết bị trong buồng máy;

-  Vận hành các máy móc thiết bị đúng quy trình;

- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, giám sátvà duy trì hoạt động bình thường của các máy móc thiết bị;

- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng anh trong công việc;

- Phải có trình độ tiếng anh để đọc, hiểu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị;

- Có kỹ năng về tháo lắp, kiểm tra và phát hiện hư hỏng của máy móc, thiết bị;

- Có kỹ năng sử dụng các máy móc, máy công cụ cầm tay;

- Nắm vững kiến thức về điện, điện tử;

- Hiểu được đặc tính của nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất;

- Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn;

- Có kỹ năng sử dụng các dụng cụ chuyên dùng, dụng cụ khác phục vụ sửa chữa;

- Phải có kiến thức, biết sử dụng các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phòng độc v.v...

Nhóm biện pháp thứ hai: Trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn lao động cho người trực ca buồng máy

Người trực ca buồng máy phải được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn lao động:

- Phải hiểu được các kỹ thuật an toàn lao động khi làm việc trong buồng máy;

- Phải hiểu được các cảnh báo, biển báo an toàn trong buồng máy;

- Hiểu được và biết cách phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn khi làm việc trong buồng máy.

Nhóm biện pháp thứ ba: Rèn luyện tính kỷ luật cho người trực ca buồng máy

Người trực ca buồng máy phảicó tính kỷ luật cao trong công việc:

- Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp trên;

- Tuân thủ quy định về thời giờ làm việc;

- Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động;

- Có kỹ năng làm việc nhóm và tính hợp tác cao trong công việc.

Với môi trường làm việc mang tính đặc thù, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, việc áp dụng các biện pháp an toàn là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của thuyền viên làm việc trên tàu, đặc biệt những người thường xuyên phải làm việc trong buồng máy, đồng thời sẽ góp phần giảm thiểu những vụ tại nạn khi làm việc trong môi trường có nhiều thiết bị máy móc hoạt động.

Để có thêm những hình ảnh thực tế về các hoạt động trong buồng máy, có thể truy cập đường link https://www.youtube.com/watch?v=RA3JGdZpgxE.

Tin từ Khoa Khai  thác máy tàu biển – Trường cao đẳng Hàng hải I

Lượt truy cập:
Trực tuyến: ...