Phòng Đào tạo
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Chức năng, nhiệm vụ:
1. Chức năng
Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về quản lý và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện trong Nhà trường, bao gồm: Tổ chức quản lý đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và bổ sung ngành, nghề mới; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người học; quản lý các trang thiết bị dạy học trong nhà trường; xây dựng kế hoạch và đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành, nghề đào tạo.
2. Nhiệm vụ
a) Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và tài sản của phòng theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo phân cấp của Hiệu trưởng;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được Nhà trường đầu tư và giao cho đơn vị quản lý;
- Lập kế hoạch đầu tư, bảo dưỡng thiết bị, tài sản do đơn vị quản lý;
- Lập kế hoạch đầu tư, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị dạy học và huấn luyện trong nhà trường.
b) Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, mở mã ngành, nghề mới
- Chủ trì xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo, chỉnh sửa đề cương chi tiết môn học/mô đun với các ngành, nghề đào tạo;
- Phối hợp với các Khoa/tổ xây dựng mở ngành, nghề đào tạo mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Nhà trường, là đầu mối trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt hồ sơ mở mã ngành, nghề đào tạo mới;
- Lập kế hoạch đào tạo, xây dựng thời khoá biểu theo học kỳ, năm học, khóa học cho các ngành, nghề đào tạo;
- Lập kế hoạch tổ chức học lại, thi lại các môn học/mô đun cho HSSV;
- Xây dựng kế hoạch và đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành, nghề đào tạo;
- Đề xuất nhu cầu và khả năng liên kết đào tạo với các đơn vị ngoài trường;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hàng năm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn giáo viên giảng dạy đối với trường chất lượng cao.
c) Tổ chức, quản lý hoạt động giảng dạy
- Phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện quy chế, quy định liên quan đến giảng dạy. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo trong toàn trường;
- Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên về nội dung, lịch trình giảng dạy theo kế hoạch; công tác chuẩn bị bài giảng của giáo viên;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự giờ, hội giảng giáo viên dạy giỏi để đánh giá chất lượng giáo viên, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp;
- Quản lý sổ sách và biểu mẫu về đào tạo, hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất trong toàn trường;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán, xác nhận giờ chuẩn, giờ vượt chuẩn, giờ thiếu cho giáo viên để thực hiện chế độ thanh toán theo quy định. Kiểm soát công tác thanh toán khối lượng giảng dạy, học bù và thi lại của các đơn vị.
d) Tổ chức, quản lý học tập
- Chủ trì tập huấn, phổ biến quy chế, kế hoạch, chương trình học tập, thi, kiểm tra, đánh giá cho HSSV;
- Quản lý kết quả học tập của HSSV;
- Tổ chức xét lên lớp; xét cấp học bổng cho HSSV;
- Đề xuất Hiệu trưởng quyết định cho HSSV nghỉ học tạm thời, bảo lưu kết quả học tập, tiếp tục học, thôi học và chuyển ngành, nghề học;
- Lập kế hoạch và tổ chức thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và giải quyết các thủ tục cho HSSV ra trường;
- Tổ chức hội thi tay nghề giỏi hàng năm và đề xuất cử HSSV tham gia các hội thi tay nghề giỏi các cấp;
- Tổ chức, quản lý học tập tại các lớp học ở các đơn vị liên kết đào tạo;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ khai giảng năm học, lễ bế giảng khóa học;
- Phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện quy chế, quy định liên quan đến học tập;
- Phối hợp với phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo tổ chức các kỳ thi kết thúc môn học/mô đun, kết thúc học kỳ cho HSSV;
- Phối hợp với phòng Tổ chức Hành chính và các Khoa bố trí phòng học theo từng kỳ, năm học;
- Lập kế hoạch tuyển sinh và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm;
- Phối hợp với phòng CTHSSV và các đơn vị đón tiếp thí sinh trúng tuyển nhập học;
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ HSSV nhập học;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để chuẩn bị đầy đủ thủ tục, điều kiện và văn bản ký kết hợp đồng liên kết đào tạo với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài trường.
g) Quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
- Hàng năm xây dựng kế hoạch in, mua bổ sung phôi văn bằng, chứng chỉ;
- Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo đúng Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;
- Xác minh, xác nhận các văn bằng, chứng chỉ do nhà trường cấp, phát;
- Báo cáo công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định;
h) Công tác giáo vụ, xây dựng quy chế, quy định văn thư lưu trữ
- Tổ chức, hướng dẫn các khoa thực hiện công tác báo cáo về công tác đào tạo, quản lý kết quả học tập của HSSV theo quy định;
- Kết hợp với các đơn vị hướng dẫn giáo viên sử dụng và thực hiện các biểu mẫu, sổ sách, phổ biến các quy chế, quy định về giảng dạy;
- Theo dõi, tổng hợp, thống kê, báo cáo các hoạt động đào tạo của nhà trường theo quy định của Hiệu trưởng và của cơ quan quản lý cấp trên;
- Soạn thảo, biên soạn các quy chế, quy định liên quan đến công tác quản lý đào tạo;
- Thực hiện công tác văn thư, thống kê, bảo quản hồ sơ tài liệu và lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo qui định.
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng nhà trường.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
Ghi chú
|
1
|
Đặng Lê Vinh
|
Trưởng phòng
|
|
2
|
Vũ Quốc Tuấn
|
Phó trưởng phòng
|
|