Tham luận của Trường Cao đẳng Hàng hải I trình bày tại Hội nghị An toàn giao thông quốc gia năm 2015

Thời gian: 21/12/2015 23:59

Improve the methods of propaganda, popularization and education on traffic safety law for the students, especially in Hai Phong city

Th.S Vũ Thị Hải Vân 1: Th.S Đào Quang Thành 2

1 Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải I, Email: vthvan@cdhh.edu.vn, số điện thoại: 0944.062.082

2 Bí thư đoàn thanh niên CS HCM - trường Cao đẳng Hàng  hải I, Email: dqthanh@cdhh.edu.vn, số điện thoại: 0123.997.9999

TƯ DUY MỚI – PHƯƠNG PHÁP MỚI – KẾT QUẢ MỚI

Key words: New thinking – New methods – New results

Tóm tắt:

Bài báo sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu để đưa ra thực trạng và một số giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật An toàn giao thông cho sinh viên. Từ đó, giúp các trường đại học, cao đẳng điều chỉnh phù hợp chiến lược hành động trong hoạt động xã hội của sinh viên góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Abstract:

This article used the method of data collection and analysis in order to give some facts and solutions of propaganda, popularization and education on traffic safety law for the students. This supports the universities and colleges to adjust appropriately the action strategies on the application of the students’ social activities  in decrease the traffic accidents.

Trong những tháng đầu năm 2015, tăng trưởng kinh tế đất nước tiếp tục phục hồi, chí số giá tiêu dùng (CPI) cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, nâng cao đáng kể so với những năm trước đây. Đồng hành cùng với những thông tin đó là hệ thống giao thông, phương tiện đi lại ngày càng được mở rộng, nâng cấp và phát triển mạnh mẽ. Mức độ tham gia giao thông, di chuyển giữa các vùng miền trong cả nước ngày càng gia tăng.

Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, tuy số lượng vụ tai nạn an toàn giao thông có giảm nhưng quy mô, mức độ thiệt hại/mỗi vụ ngày càng gia tăng, tác động rất nhiều đến tâm lý người dân, đặc biệt là sinh viên. Để giảm thiểu tai nạn giao thông, Uỷ ban ATGT quốc gia đã triển khai nhiều giải pháp quản lý ATGT, trong đó biện pháp tuyên truyền, phổ biến đối với người dân được đánh giá có vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức về văn hoá giao thông. Với số lượng sinh viên từ trên 400 trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc sẽ là lực lượng tuyên truyền quan trọng. Do đó, việc đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đối với sinh viên thực sự cần thiết cho hiện tại và tương lai.

Phần mở đầu: Sự cần thiết, lý do chọn, tổng quan, mục tiêu, khách thể, đối tượng, phạm vị nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp của của vấn đề nghiên cứu

Phần nội dung:

Mục 1: Cơ sở lý luận

Đặc điểm sinh viên; Khái niệm, đặc điểm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và pháp luật an toàn giao thông trong các trường đại học, cao đẳng; Phương pháp sử dụng, các yếu tố tác động của phương pháp đến nhận thức của sinh viên về an toàn giao thông.

Mục 2: Thực trạng

Thực trạng ATGT; Nhận thức của sinh viên về ATGT; Phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các trường đại học, cao đẳng; Phân tích, xử lý số liệu điều tra, tìm hạn chế, đưa ra nguyên nhân.

Mục 3: Các giải pháp mới nhằm tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng. Phân tích tính khả thi của các giải pháp

Phần kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

  Nội dung chi tiết của tham luận tham khảo tài liệu đính kèm
Tài liệu đính kèm: 20151228_Tham luan NCKH ATGT 14.10.15.docx

Các tin liên quan

Lượt truy cập:
Trực tuyến: ...