Tin tức chung
Các cơ quan của Liên hợp quốc gia hạn kêu gọi hợp tác hỗ trợ thuyền viên  (01/03/2022)


Bốn cơ quan của Liên hợp quốc đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi các bên liên quan hợp tác để ngăn chặn những khó khăn quá mức đối với thuyền viên trong đại dịch COVID-19 đang diễn ra.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 28/2/2022 đã ra tuyên bố chung yêu cầu các bên liên quan hành động để hỗ trợ 1,9 triệu thuyền viên trên thế giới tránh bị tác động quá mức bởi đại dịch COVID-19 đang diễn ra và các hạn chế liên quan.

figure

Tuyên bố chung khuyến nghị việc tiêm phòng ưu tiên cho thuyền viên

        Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh biến thể Omicron COVID-19 được quan tâm (VOC), một lần nữa, khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới, cắt giảm các hoạt động di chuyển của thuyền viên, yêu cầu tiêm phòng bổ sung và thủ tục giấy tờ được phê duyệt, và trong nhiều trường hợp, từ chối việc tiếp cận của thuyền viên với dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp. Các cơ quan của Liên Hợp Quốc cảnh báo tác động của những hành động này không những khiến những người đi biển (nhiều người trong số họ đến từ các nước đang phát triển) gặp khó khăn quá mức mà còn có thể tạo ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến dân số toàn cầu.

    “Tác động đầy đủ của biến thể Omicron và các biện pháp ứng phó liên quan đến thay thuyền viên vẫn chưa rõ ràng và có thể còn xuất hiện thêm VOC,” tuyên bố cho biết.

    Các cơ quan của Liên hợp quốc kêu gọi các phương pháp tiếp cận chung và chủ động để giải quyết những thách thức đang phát triển đối với vận tải biển quốc tế và những người lao động chủ chốt của ngành, giảm tối thiểu tác động tiêu cực đến thuyền viên và gia đình của họ, cũng như đối với thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng và phát triển bền vững, đồng thời tiếp tục bảo vệ cộng đồng địa phương.

Kêu gọi hành động

Các cơ quan đã nhắc lại 10 hành động có thể được thực hiện, được tóm tắt dưới đây:

1. Đảm bảo thuyền viên có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và sơ tán y tế nếu cần.

2. Thuyền viên là “lao động chủ chốt”, loại bỏ các rào cản đối với việc thay đổi thuyền viên và di chuyển an toàn qua biên giới, và công nhận các tài liệu liên quan cho mục đích này.

3. Ưu tiên tiêm phòng cho thuyền viên trong các chương trình tiêm chủng COVID-19 quốc gia và miễn cho họ bằng chứng đã được tiêm phòng như là điều kiện bắt buộc duy nhất để nhập cảnh, phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

4. Cung cấp các bộ kiểm tra COVID-19 và trang thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp.

5. Đảm bảo áp dụng nhất quán các giao thức và tiêu chuẩn đã được quốc tế thống nhất và tránh các biện pháp trừng phạt, tiền phạt và chi phí quá cao.

6. Thông qua các công cụ pháp lý mới nhất, bao gồm Công ước Lao động hàng hải MLC 2006 và Công ước về Giấy tờ tùy thân của Thuyền viên (sửa đổi 2003), đã được sửa đổi (số 185), và đảm bảo việc thực hiện.

7. Thực hiện hướng dẫn cụ thể của Tổ chức Y tế Thế giới về quản lý COVID-19 trên tàu chở hàng và tàu cá.

8. Cung cấp thông tin công khai liên quan đến bất kỳ bằng chứng sức khỏe cho các mạng tin cậy có liên quan, chẳng hạn như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế  phục vụ cho việc đi lại quốc tế.

9. Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn và cơ chế liên quan phù hợp với diễn biến và ứng dụng khoa học ngày càng tăng về các trường hợp cấp cứu y tế trên biển.

10. Làm việc để giữ an toàn cho thuyền viên, hạn chế gián đoạn chuỗi cung ứng và ngăn chặn sự lây lan không kiểm soát của VOCs mới xuất hiện, có thể kéo dài đại dịch và các hậu quả kinh tế xã hội trên diện rộng.

 

Tin bài: Phòng HTQT - KHCN

Nguồn:https://www.imo.org/en/MediaCentre/PressBriefings/Pages/UNJointStatementFeb2022.aspx

 

 

 

Bạn đã tốt nghiệp tại Cao Đẳng Hàng Hải I và hiện đang:
 Làm việc đúng chuyên ngành
 Tìm việc
 Làm việc không đúng chuyên ngành
 Chờ học tiếp
Biểu quyết Xem kết quả
OnlineOnline
TotalTotal