Trung tâm > PT nguồn lực hàng hải và XKLĐ > Bồi dưỡng nghiệp vụ Hàng Hải
Nhu cầu sỹ quan, thuyền viên hàng hải được đào tạo, huấn luyện ngày một gia tăng (20/03/2016)


Căn cứ Quyết định 1517/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/8/2014 về quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 về phát triển nguồn nhân lực vận tải biển: Đến năm 2020, đào tạo và bồi dưỡng đạt khoảng 42.000 sỹ quan, thuyền viên; trong đó đào tạo mới khoảng 15.000 người, bao gồm 7.000 người bổ sung theo yêu cầu phát triển đội tàu và 8.000 người thay thế lực lượng hiện có; cơ cấu đào tạo khoảng 6.000 sỹ quan quản lý và khoảng 9.000 thuyền viên, công nhân kỹ thuật hàng hải; Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics, công nghiệp đóng tàu, khai thác cảng biển và quản trị doanh nghiệp; Đổi mới phương thức đào tạo, chương trình, tiêu chuẩn đào tạo và huấn luyện hàng hải, đặc biệt với công tác đào tạo cán bộ quản lý sỹ quan, thuyền viên và cán bộ quản lý khai thác hoạt động logistics, vận tải đa phương thức. Coi trọng đào tạo ngoại ngữ, thực hành đi đối với lý thuyết; Tăng cường tính gắn kết giữa các doanh nghiệp vận tải biển với các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên.

Mặc dù giáo dục đào tạo (GD&ĐT) thuyền viên của Việt Nam nằm trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo chung của cả nước, nhưng có những đặc thù so với các ngành giáo dục đào tạo khác. Hệ thống GD & ĐT thuyền viên phải gắn liền với việc triển khai thực hiện hiệu quả Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca cho thuyền viên (International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers  - STCW) của Tổ chức Hàng hải quốc tế - IMO, được thông qua năm 1978, sửa đổi tại Hội nghị ngoại giao Manila năm 2010. Việt nam đã chính thức tham gia Công ước STCW/1978 vào ngày 18/3/1991.

Bất cứ quốc gia nào, nếu thuyền viên không được đào tạo theo tiêu chuẩn của Công ước này thì thuyền viên cũng như những con tàu mang cờ của quốc gia đó phải qua sự kiểm soát ngặt nghèo của các quốc gia tham gia Công ước mới được chấp nhận hoạt động tại quốc gia của họ.

Từ sau khi được thông qua và có hiệu lực, Công ước STCW đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tiêu chuẩn hóa và nâng cao trình độ thuyền viên, kiểm soát một cách có hiệu quả ảnh hưởng của các sự cố trên biển, tăng cường khả năng bảo vệ con người, tài sản trên biển và bảo vệ môi trường biển trên phạm vi toàn cầu, mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho các hoạt động của con người trên đại dương.

Trong khi cả nước ta đang thực hiện việc đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo nói chung ở tất cả các trường, các ngành từ chương trình, nội dung phương pháp đào tạo, thì việc đào tạo thuyền viên đã được áp đặt sẵn bằng một Công ước quốc tế rất khoa học và tỷ mỷ đưa ra đầy đủ các yêu cầu chi tiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, tài liệu, chương trình mẫu, yêu cầu tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên. Để triển khai Công ước, ta không cần phải mầy mò, tranh cãi về nội dung, kết cấu chương trình chuyên môn, tiêu chuẩn đào tạo. Có thể nói rằng chỉ có ngành GD & ĐT thuyền viên mới có một Công ước quốc tế bắt buộc áp dụng chung cho toàn thế giới.

Để thực hiện mục tiêu mang tính chiến lược đưa nước ta trở thành một quốc gia biển hùng mạnh, ngành vận tải biển đang đứng trước những thách thức to lớn về nguồn nhân lực, đó là làm thế nào GD&ĐT đội ngũ thuyền viên có kiến thức vững vàng, giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và kỹ năng thực hành thành thạo mà thị trường lao động trong nước và nước ngoài, đang có nhu cầu rất lớn, có thể chấp nhận.

Hiện nay, cả nước ta có 05 cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Hàng hải I Hải phòng, Cao đẳng Nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh và Cao đẳng Bách nghệ Hải phòng. Dựa trên con số công bố của các trường, các cơ sở đào tạo thì nhu cầu thuyền viên được đào tạo tung ra thị trường lao động đủ các trình độ đại học, cao đẳng, trung, sơ cấp còn thiếu hụt rất nhiều so với nhu cầu thuyền viên được đào tạo để cung cấp cho thị trường vận tải biển trong nước và xuất khẩu.

So với một số nước trong khu vực như Philippine năm 2010-2011 duy trì con số thuyền viên xuất khẩu 300.000-350.000 người, năm 2013 có 50.000 thuyền viên Philippine làm việc trên đội tàu của Nhật. Trung bình cứ 4-5 thuyên viên trên đội tàu thế giới thì có một thuyền viên Philippine. Thuyền viên nước này mỗi năm mang về cho đất nước họ gần 4 tỉ USD. Tại Trung Quốc, năm 2013 có trên 110.000 thuyền viên làm việc trên các tàu nước ngoài, đang cạnh tranh mạnh trên thị trường lao động thế giới từ những năm đầu thế kỷ này. Các nước khác như Ấn độ, Mianma, Indonesia …, đều có số lượng thuyền viên xuất khẩu khá lớn.

Như vậy, liệu rằng trong những năm tới, khi vận tải biển trong nước và quốc tế hồi phục, tình trạng này có thay đổi được không để đưa ngành vận tải biển lên hàng thứ hai trong kinh tế biển, hội nhập sâu rộng vào vận tải biển toàn cầu? Trong khi đó, một trong những tiêu chí của một quốc gia biển hùng mạnh là phải có đội tàu phát triển cùng với đội ngũ quản lý và thuyền viên tài giỏi.

Để đáp ứng được mục tiêu đó, trường Cao đẳng Hàng hải I đã có những giải pháp đổi mới, đột phá quyết liệt trong đào tạo, huấn luyện thuyền viên theo Thông tư 11/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc “ Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam ”. Một số Công ty Vận tải biển đã chủ động trong khâu tuyển dụng thuyền viên và kết hợp với Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ hàng hải - Trường Cao đẳng Hàng hải I đào tạo các khóa bồi dưỡng, huấn luyệnt huyền viên ngắn hạn trong năm 2015 với số lượng đáng ghi nhận. Ngay sau khi ra trường, thuỷ thủ, thợ máy, thợ điện đã được nhận mức lương khởi điểm vô cùng  hấp dẫn từ 7 – 10 triệu đồng. Ngoài ra, trong quá trình học tập còn được hỗ trợ 70% học phí và được giới thiệu việc làm phù hợp sau ra trường.

Với mục tiêu cung cấp đủ nhân lực hàng hải với chất lượng quốc tế cho thị trường thuyền viên trong và ngoài nước, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Hàng hải  -  Tr­­ường Cao đẳng Hàng hải I liên tục tuyển sinh các khóa đào tạo như­­­ sau:

Stt

Ngành đào tạo

Hệ đào tạo

Ghi chú

1

Điều khiển tàu biển

- Liên thông cao đẳng nghề

- Liên thông trung cấp nghề

- Sơ cấp nghề

 

2

Khai thác máy tàu biển

- Liên thông cao đẳng nghề

- Liên thông trung cấp nghề

- Sơ cấp nghề

 

3

Điện tàu thủy

- Liên thông trung cấp nghề

- Sơ cấp nghề kỹ thuật điện tàu biển

 

4

Thợ hàn 3G

- Sơ cấp nghề thợ hàn

 

5

Các ngành nghề khác

- Trái nghành

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Hàng hải – Tr­­­ường Cao đẳng Hàng hải I

Địa chỉ: 498 Đà Nẵng, ph­­­ường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 031 3262 428  - Fax: 031 3262 428

Website: http://cdhh.edu.vn

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Hàng hải – Trường Cao đẳng Hàng hải I


Bạn đã tốt nghiệp tại Cao Đẳng Hàng Hải I và hiện đang:
 Làm việc đúng chuyên ngành
 Tìm việc
 Làm việc không đúng chuyên ngành
 Chờ học tiếp
Biểu quyết Xem kết quả
OnlineOnline
TotalTotal