Nghiên cứu Khoa học > Tin tức
Một số giải pháp tăng cường năng lực giảng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành hàng hải tại Trường Cao đẳng Hàng hải I (05.02.2015)  (08/02/2015)
Tham dự Hội thảo là giảng viên, giáo viên đang giảng dạy ngôn ngữ Anh đến từ các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong toàn...

Tham dự Hội thảo là giảng viên, giáo viên đang giảng dạy ngôn ngữ Anh đến từ các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong toàn thành phối Hải Phòng. Đoàn trường Cao đẳng Hàng hải I tham dự hội thảo với sự tham gia của các thầy cô hiện đang tham gia giảng dạy ngôn ngữ Anh và tham gia tham luận với nội dung “Một số giải pháp tăng cường năng lực giảng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành hàng hải tại Trường Cao đẳng Hàng hải I”.

Ảnh 2: Ths. Nguyễn Quốc Hùng – Nguyên Phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Chuyên gia tư vấn cho Đề án ngoại ngữ 2020 tặng quà cho các trường thuộc Hải Phòng

 

Với vai trò quan trọng, tiếng Anh không những là ngôn ngữ chung trên thế giới mà còn là ngôn ngữ của những người đi biển, do đó tiếng Anh đóng một vai trò thiết yếu trong lĩnh vực hàng hải đặc biệt là vận tải biển. Theo yêu cầu của Công ước Quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca cho thuyền viên của Tổ chức hàng hải quốc tế (STCW78/95 sửa đổi Manila 2010), yêu cầu đối với thuyền viên cần phải có năng lực sử dụng tiếng Anh cho mục đích nghề nghiệp. Do đó, việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành cho các đối tượng người học không chuyên ngữ tại các trường đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước nói chung và trường Cao đẳng Hàng hải I (CĐHHI) nói riêng là một vấn đề đã và đang thu hút nhiều quan tâm của các nhà quản lý cũng như các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy. Với mục đích đóng góp những giải pháp làm tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ cho sinh viên các trường hàng hải, bài tham luận này tập trung phản ánh một số vấn đề trong quá trình dạy và học tiếng anh chuyên ngành hàng hải, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành hàng hải tại Trường Cao đẳng Hàng hải  

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do nghiên cứu

mt ngôn ng mang tính quc tế, mt trong những ngôn ngữ phbiến và thông dng nhất trên thế giới hiện nay Tiếng Anh là ngoại ngữ đang giảng dạy cho các đối tượng hệ đào tạo, bồi dưỡng tại nhà trường không chuyên ngữ. Theo quy định và trong các chương trình đào tạo do Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, ngoại ngữ là môn học bắt buộc, chủ yếu nằm trong phần kiến thức chung.

Theo yêu cầu của Công ước Quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca cho thuyền viên của Tổ chức hàng hải thế giới (STCW78/2010), thuyền viên phải có năng lực sử dụng tiếng Anh cho mục đích nghề nghiệp. Trường Cao đẳng Hàng hải I là một trong những trung tâm lớn đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng hải, cung cấp đội ngũ thuyền viên cho các công ty vận tải biển trong và ngoài nước, xuất khẩu lao động. Do đó, sinh viên của Trường CĐHHI có động cơ học tiếng Anh cao, bởi vì sau khi tốt nghiệp, các em sẽ trở thành những thuyền viên trong tương lai, tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Ngoài những yếu tố như khả năng chuyên môn, k luật lao động các em còn phải chứng minh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc của mình. Các em sẽ trở thành những sỹ quan, thủy thủ, thợ máy làm việc trên buồng lái, trong buồng máy điều khiển các con tàu vượt đại dương vận chuyển hàng hoá và hành khách an toàn đến các cảng trong nước và quốc tế. Khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp là một trong những tiêu chí quan trọng của các nhà tuyển dụng cũng như tiêu chí đầu tiên của một nước đang phát triển như Việt Nam khi hội nhập Quốc tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này khả năng sử dụng tiếng Anh của đa số sinh viên hàng hải sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường xuất khẩu thuyền viên trong nước và Quốc tế. Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.

Với mong muốn góp phần làm tăng khả năng giao tiếp ngôn ngữ Anh của thuyền viên Việt Nam, tôi xin phép được thừa kế những thành tựu khoa học của các nhà khoa học, các nhà quản lý tiền bối để mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và học tập cho sinh viên.

2. Cơ sở nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý luận

Người viết thực hiện bài viết dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng giảng dạy và học tập tiếng anh chuyên ngành hàng hải tại trường CĐHHI, cũng như phương pháp lí luận và giảng dạy tiếng anh.

 Thực tế, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (English for specific purpose or ESP) không nằm ngoài mục tiêu phát triển đầy đủ 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) cho học viên cũng như nền tảng tiếng Anh cơ sở (General English). Cũng như tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh cho mục đích chuyên nghiệp, mục đích cụ thể, tập trung sự chú ý của người học theo các yêu cầu ngôn ngữ và giao tiếp trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, tiếng Anh Hàng hải là để đáp ứng nhu cầu của những người đi biển.  Vì vậy nó có những đặc trưng riêng của nó, đó là "Đối với thuyền viên để giao tiếp hiệu quả, họ cần phải có khả năng sử dụnghiểu tiếng Anh trong các tình huống. “Có khả năng dụng tiếng Anh” có nghĩa là thuyền viên có thể kết hợp 'khối xây dựng' của ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, âm vị học) để diễn tả ý tưởng của mình một cách rõ ràng và thích hợp. “Có khả năng hiểu được tiếng Anh"có nghĩa là thuyền viên có thể giải thích các bức điện mà họ nghe được, đọc một cách chính xác và trả lời những bức điện này một cách thích hợp và dễ hiểu" (theo Tiếng Anh Hàng hải, Model Course 3.17, trang 72). Bên cạnh đó, thuyền viên phải có khả năng quan sát và mô tả các mục tiêu, các vùng lân cận, tình trạng biển, điều kiện thời tiết hoặc các dấu hiệu cảnh báo hàng hải không những bằng tiếng Việt mà còn bằng cả tiếng Anh khi tàu chạy tuyến Quốc tế.

2.2 Cơ sở pháp lý

            - Thông tư số 11/2012/TT- BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ GTVT Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

            - Chỉ thị số 01/CT-BGTVT, ngày 20/01/2012 của bộ trưởng bộ -BGTVT về việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện, huấn luyện thuyền viên và đáp ứng yêu cầu của công ước STCW 78 sửa đổi 2010;

            - Quyết định 1260/2013/QĐ-BGTVT về Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai thực hiện các quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978 sửa đổi năm 2010" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

            - Yêu cầu đối tiếng Anh đối với người đi biểnTiếng Anh Hàng hải, Model Course 3.17” của Tổ chức Hàng hải quốc tế.

            - Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Hàng hải I đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

2.3 Cơ sở thực tế

            Trong bức tranh ảm đạm hiện nay của ngành vận tải biển nói chung, nổi lên những nét khắc hoạ bất thường về sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên nghiệp chất lượng cao. Đặc biệt, hiện nay các công ty xuất khẩu thuyền viên đang gặp phải những khó khăn trong việc tuyển chọn đủ đội ngũ sỹ quan thuyền viên có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn tinh thông về ngoại ngữ.

            Theo bảng bảng đánh giá chất lượng thuyền viên của một số quốc gia của Trung tâm nghiên cứu thuyền viên thế giới Seafarers International Reseach Center thì số thuyền viên Việt Nam xuất khẩu là hết sức khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực do khả năng ngoại ngữ là yếu nhất, chỉ gần bằng 10% so với số thuyền viên do Philipine xuất khẩu.

    Ngành hàng hải Việt Nam đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn về nguồn nhân lực, đó là tìm các giải pháp giáo dục và đào tạo đội ngũ thuyền viên không những có kiến thức vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo mà còn phải có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động  trong nước và quốc tế.

II. THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I.

1. Thực trạng về dạy tiếng Anh chuyên ngành.

Giảng viên dạy tiếng Anh của trường CĐHHI đáp ứng yêu cầu chuẩn theo quy định và đang hoạt động trong 2 nhóm chuyên ngành: Điều khiển tàu biển và Máy tàu thủy. Đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Anh nhiệt tình, có tâm huyết, không ngừng phấn đấu học tập, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp mới các đối tượng học sinh sinh viên.

Hàng năm, giảng viên dạy tiếng Anh luân phiên nhau tham gia các khóa học ngắn hạn về phương pháp dạy học tích cực trong và ngoài nước, do đó khả năng chuyên môn và dạy học của giảng viên tiếng Anh  ngày càng được nâng lên để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy ESP vững về chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên  các năm cuối. Khi giảng dạy, các giảng viên rất chú trọng về kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh để giúp các em có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt phục vụ cho công việc sau này của mình. Tuy nhiên, một trong những hạn chế, khó khăn đó là giảng viên giảng dạy ESP chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về ngành học mà mình giảng dạy, nên “thay vì đi phỏng vấn các chuyên gia trong ngành đó, phân tích ngôn ngữ cần thiết trong chuyên ngành đó, thậm chí là phân tích nhu cầu của học viên, thì nhiều giảng viên ESP đã phụ thuộc vào những giáo trình đã xuất bản sẵn mà không đánh giá được mức độ phù hợp của chúng… hoặc ngại tiến hành những phân tích cần thiết về những bài khóa chuyên môn khó để rồi sửa đổi nội dung của chúng cho phù hợp” – theo Laurence Anthony (1997). 

Giảng viên giảng dạy ESP đôi khi chịu áp lực khi giảng dạy vì phải tìm tòi học hỏi về kiến thức chuyên môn của môn học. Mc dù, đã có sự phối kết hợp giữa giảng viên giảng dạy tiếng Anh với giảng viên chuyên ngành, nhưng đôi khi cũng còn có nhiều trở ngại trong việc  chuyển tải ni dung bài hc tới các em mt cách thực s hiệu qu bởi chính họ cũng kng  đưc đào tạo v các chuyên ngành y.  Thực tế, nhiều giảng viên còn thụ động, thiếu tự tin trong khi truyền tải nội dung chuyên ngành đến sinh viên.

2. Thực trạng về học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

 Mặc dù tiếng Anh là môn học bắt buộc ở cấp học phổ thông nhưng  trình độ tiếng Anh của học sinh khi mới vào trường vẫn còn rất kém, điều đó phản ánh thực trạng là lượng kiến thức về ngoại ngữ  mà các em  tích luỹ được ở phổ thông không tương xứng với thời lượng  mà sinh viên đã được học. Lỗ hổng kiến thức của sinh viên thật sự đáng báo động. Các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên còn rất hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng nghe, nói. Khả năng nghe và nắm bắt thông tin của đại đa số các sinh viên là dưới mức trung bình. Ngoài ra, cũng có rất nhiều các em sinh viên đến từ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi phía Bắc nơi việc dạy và học tiếng Anh rất ít được chú trọng. Một số khác chưa biết chút gì về tiếng Anh vì bản thân các em khi học ở các trường phổ thông các em lại học các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung v.v...

ESP đưc đưa vào chương trình giảng dy cho sinh viên sau khi các em kết thúc chương trình GE. Đây mt thuận lợi bởi phần lớn là các em nhớ và vận dụng đưc vn kiến thức mình vừa được học, tạo đà cho việc hc ESP. Tuy nhiên, kiến thức nền GE của sinh viên phần lớn còn hạn chế, khả năng giao tiếp còn yếu. Tốc độ học nhanh, khối lượng kiến thức phải tiếp nhận nhiều, sự chênh lệch về trình độ và yếu tố vùng miền thực sự là một khó khăn đối với cả sinh viên và người dạy. Hơn thế nữa, việc bắt đầu học ESP ni tiếp ngay sau GE bên cạnh thuận lợi đã đưc nêu trên thì đồng thời  cũng lại mt khó khăn đối với sinh viên bởi ở thời đim này các em hầu như ca đưc  trang  b mt  chút  kiến  thức  nào  v chuyên môn bằng tiếng Việt. Mặc các ni dung tiếng Anh chuyên ngành chưa chuyên sâu v các mảng kiến thức chuyên  môn nhưng cũng nhng vấn đ không đơn giản, nhất  khi chúng đưc th hiện bằng tiếng Anh.

3. Thực trạng về giáo trình

Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mà giáo trình ESP chưa đáp ứng được yêu cầu môn học. Kinh phí biên soạn giáo trình còn hạn hẹp và phân bố chưa thỏa đáng nên không có đủ kinh phí để thực hiện các điều tra thực tiễn về chuyên môn. Chính vì vậy giáo trình tiếng Anh đa phần được biên soạn từ các giảng viên có kiến thức về tiếng Anh, nhưng hạn chế về mặt chuyên môn, dựa trên kinh nghiệm và nhận định chủ quan. Giáo trình chủ yếu được biên soạn và sưu tầm từ các nguồn tài liệu sẵn có, thiếu tính liên kết, logic, hệ thống, rời rạc về nội dung và chưa sát với thực tiễn nhu cầu của người học, ngành học và đi sâu vào thực tiễn công việc.

Với thời lượng hạn chế, chương trình học không thể bao quát được những nội dung bản quan trng, lại càng không thể đi sâu vào các chuyên ngành hẹp mà các em đưc đào tạo. Một số kiến thức chuyên ngành có nhiều khái niệm và thuật ngữ chuyên môn đặc thù và khó, cấu trúc câu dài và phức tạp  gây  khó  hiểu  đối vi  sinh viên.

4. Thực trạng về cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường còn nhiều hạn chế. Hầu hết các lớp học tiếng Anh trong nhà trường chưa đạt chuẩn, không được thiết kế riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Các phòng học không cách âm, bàn ghế sắp xếp theo kiểu truyền thống, chỉ phù hợp cho phương pháp thuyết trình, giảng giải, chưa phù hợp cho phương pháp dạy học tương tác.

Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất là số lượng sinh viên quá đông trong một lớp học, khoảng 30 - 40, thường gấp hơn hai lần số sinh viên của một lớp học ngoại ngữ chuẩn. Thiết bị hỗ trợ việc dạy tiếng Anh còn chưa tương xứng với quy mô của nhà trường.

 

III. MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung

Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường  nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, đặc biệt là lĩnh vực hàng hải. Đến năm 2020, Giáo viên dạy tiếng Anh nói chung và giáo viên dạy chuyên môn một số môn bằng tiếng Anh  nói riêng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết theo chuẩn chung Châu Âu; đa số sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

2.Mục tiêu cụ thể

2.1 Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp gồm TCCN, Dạy nghề cho khoảng 60% vào năm học 2015 -2016 và đạt 100% vào năm học 2019 - 2020. Đảm bảo sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp phải đạt trình độ tối thiểu theo quy định Bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ (Bảng 4 - Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020), sinh viên các ngành đi biển phải đạt trình độ cấp độ 1 (Level 1) theo quy định tại Thông tư 11/2012/TT-BGTVT.

2.2 Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học gồm cao đẳng hệ chính quy cho khoảng 60% sinh viên vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm học 2016 - 2017. Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp cao đẳng phải đạt trình độ tối thiểu quy định Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ, sinh viên ngành đi biển phải đạt trình độ Level 2 theo quy định tại Thông tư 11/2012/TT-BGTVT.

2.3 Đến năm 2015, 100% đội ngũ giảng viên ngoại ngữ được đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm.

2.4 Đến năm 2020, 100% giảng viên ngoại ngữ cốt cán của nhà trường được đi tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài.

2.5 Đến năm 2015, cơ sở đào tạo của nhà trường có 2-3 phòng nghe nhìn, phòng đa phương tiện và có đủ các trang thiết bị thiết yếu đảm bảo đáp ứng  cho việc dạy và học ngoại ngữ.

2.6 Đến năm 2015, trong các ngành đi biển chọn một số môn học chuyên môn được giảng dạy bằng tiếng Anh với đối tượng trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề.

IV. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ giảng viên dạy tiếng Anh, giảng viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

- Xây dựng lộ trình: Giai đoạn 2013 - 2014, kiểm tra rà soát 100%  giảng viên tiếng Anh. Giai đoạn 2015 - 2016, bồi dưỡng cho 60% giáo viên tiếng Anh và có chứng chỉ quốc tế IELTS (7.0). Phấn đấu đến năm 2020, 100 % giảng viên ngoại ngữ  bên cạnh năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn C1 hoặc C2 còn phải có trình độ tiếng Anh hàng hải cấp độ 2 hoặc 3 theo chuẩn của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO); giảng viên dạy một số môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đạt chuẩn B2, trình độ tiếng Anh hàng hải cấp độ 3 theo Quyết định 1400/QĐ-TTg, Công văn 3051/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT.

- Tăng cường khả năng nghe, nói chuẩn cho giảng viên tiếng Anh bằng cách tạo cơ hội cho  giảng  viên tiếng Anh được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ, tạo cơ hội cho giảng viên tiếng Anh được nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài. Phấn đấu đến 2015, phần lớn giảng viên tiếng Anh có thể nghe và hiểu bài do chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Phấn đấu đạt 100% vào năm 2017.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng anh chuyên ngành      

- Các giảng viên dạy ESP có thể linh hoạt áp dụng những phương thức giảng dạy khác nhau tùy vào nội dung và đặc thù của mỗi ngành học. Việc chú trọng cả 4 kĩ năng ngôn ngữ là cần thiết, không nên bỏ hẳn, hoặc nghiêng về một kỹ năng nào.

- Nên có một số tiết dạy phối hợp (co - teaching) giữa giảng viên tiếng Anh và giảng viên chuyên ngành. Trong quá trình giảng dạy, nên bố trí học viên tham quan học tập thực tiễn, thực tế tại các phòng mô phỏng, trên các con tàu, tại các cảng biển hoặc tại các trung tâm huấn luyện có chuyên môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của học viên.

- Giảng viên nên có những buổi sinh hoạt chuyên môn, thảo luận định kỳ với các giảng viên ESP khác, với các giảng viên chuyên ngành và với các sinh viên đang học học phần ESP để tìm ra phương pháp dạy và học ESP hiệu quả, phù hợp nhất.

- Giảng viên nên chủ động chú trọng cung cấp một số thuật ngữ chuyên ngành của ngành học và giảm bớt các bài tập nặng về ngữ pháp nếu sinh viên đã được học các nội dung ngữ pháp ấy trong phần GE. Cần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc hiểu và dịch thuật các tài liệu chuyên môn để sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu thêm các tài liệu chuyên môn bằng tiếng anh. Chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp để sinh viên có thể sử dụng tiếng anh giao tiếp tự tin và xử lý các công việc trên tàu.

- Phân chia công việc theo nhóm, theo cặp để học viên có điều kiện tương tác, phát huy kỹ năng làm việc theo nhóm, hỗ trợ nhau về công việc. Tổ chức các buổi thuyết trình nhóm, các hoạt động tiếng Anh như Olympic tiếng Anh, Festival tiếng Anh, thi hùng biện tiếng Anh, thi tìm hiểu về Việt Nam, về ngành Hàng hải bằng tiếng Anh, các câu lạc bộ tiếng Anh cấp khoa và cấp trường để sinh viên thể hiện được khả năng giao tiếp bằng tiếng anh về nội dung chuyên ngành đang được học. Đồng thời lồng ghép hoạt động này vào việc kiểm tra đánh giá môn học để sinh viên có động cơ tự học, tự nghiên cứu.

- Cần làm công tác hướng nghiệp cho sinh viên một cách hiệu quả, để họ có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ESP với công việc thực tế sau này. Tổ chức hội thảo về phương pháp giảng dạy và học tập ESP thường xuyên ở đầu mỗi kỳ học để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ các giảng viên và các sinh viên khóa trước.

-  Triển khai thí điểm dạy  tiếng Anh chuyên ngành  theo chương trình tiếng Anh hàng hải Model course 3.17 của tổ chức Hàng hải quốc tế  cho các ngành đi biển hệ Cao đẳng  năm học 2014 - 2015 và mở rộng dần quy mô  cho  các hệ  Liên thông Cao đẳng  và trung cấp năm 2015 – 2016.

- Năm học 2017, triển khai dạy một số môn chuyên môn  bằng  tiếng Anh cho sỹ quan và sinh viên ngành đi biển đáp ứng yêu cầu của Chương 5 Khoản 6 của Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền viên. 

3. Về việc biên soạn giáo trình

Để đạt được hiệu quả trong việc dạy và học ESP , những chuyên gia hoặc giảng viên xây dựng khung chương trình và biên soạn giáo trình cần chú ý đến yếu tố nhu cầu thực tế của ngành đi biển để đưa ra một khung chương trình và khối lượng kiến thức phù hợp. Cần có sự cộng tác giữa hai nhóm giáo viên: giáo viên chuyên ngữ và giáo viên chuyên ngành để có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong việc biên soạn giáo trình.

Thời lượng phân bố cho từng bài học cũng cần hợp lý và khoa học. Nội dung bài học cần chọn các nội dung có liên quan đến ngành học để học  viên có  thể tiếp thu được môt lượng kiến thức chuyên môn nhất định sau khi học xong học phần. Việc phân bổ bài học cũng phải dựa trên sự phân bố hợp lí với các môn học về chuyên môn. Trong mỗi bài học cần lồng ghép tất cả các kỹ năng, các bài tập thực hành, các tình huống giao tiếp trong công việc của thủy thủ, thợ máy trên tàu….. Nên thiết kế phần phụ lục riêng về từ vựng cho mỗi một bài học, Nếu có điều kiện giáo viên nên gợi ý các trang web hay tài liệu tham khảo, để học viên tạo lập được thói quen tự tìm tòi học hỏi ở nhà hoặc giới thiệu và cung cấp các từ điển chuyên ngành để học viên tham khảo thêm.

4. Tăng cường trang bị cơ sở  vật chất và trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ:

- Rà soát lại trang thiết bị dạy ngoại ngữ trong Nhà trường.

- Xây dựng danh mục thiết bị dạy và học ngoại ngữ cho từng cấp học và trình độ đào tạo.

- Tiến hành mua sắm và trang bị các trang thiết bị dạy và học tiếng Anh phù hợp trang bị các phòng học tiếng Anh, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện đạt chuẩn.

- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và kỹ thuật viên nhằm sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy và học ngoại ngữ, khai thác đúng mục đích các nguồn thông tin, tư liệu nước ngoài, đặc biệt là Internet, phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ.

- Xây dựng chương trình tiếng Anh tăng cường cho hệ Cao đẳng Chính quy các ngành mũi nhọn của trường để làm căn cứ biên soạn giáo trình, tài liệu, kế hoạch giảng dạy.

- Thống kê các chương trình, giáo trình  tiếng Anh và các môn chuyên môn sẽ phải dạy bằng tiếng Anh .

5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:

- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đi biển, xuất khẩu lao động tham gia vào hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học tiếng Anh, hoạt động ngoại khóa như Olympic, Festival, thi hùng biện bằng tiếng Anh,… tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho sinh viên được sử dụng tiếng Anh.

- Tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng đón tiếp các chuyên gia, giảng viên có trình độ cao ở nước ngoài tới thăm và tham gia các hội nghị, hội thảo tập huấn cho giảng  viên. Cử cán bộ quản lý, giảng viên tham dự các khoá bồi dưỡng, các hội nghị, hội thảo quốc tế về dạy học ngoại ngữ ở trong và ngoài nước.

V. Kết luận

Trên đây là một số giải pháp của cá nhân tác giả dựa trên quan sát thực tế cũng như kinh nghiệm từ quá trình trực tiếp giảng dạy và học tập tiếng anh chuyên ngành hàng hải. Để thực sự xây dựng được một chương trình cũng như giáo trình tiếng anh chuyên ngành bài bản, có khoa học, phù hợp và mang lại hiệu quả thực tiễn theo hướng chú trọng vào người học, đáp ứng nhu cầu của người học không phải là đơn giản, nhưng lại là một việc rất nên làm, và nên làm càng sớm càng tốt. Có như vậy mới giúp nhà trường tiết kiệm được nhiều tiền của và công sức của các đơn vị đào tạo, và đồng thời tạo ra cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ thành thạo để bắt kịp với hiện đại hóa, toàn cầu hóa.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung phản ánh một số vấn đề có liên quan tới việc giảng dạy tiếng anh chuyên ngành hàng hải  cũng như nhu cầu người học. Bài viết thể mang nhiều tính chủ quan song tôi hy vọng rằng nhng ý kiến ca mình có thể làm cơ sở cho các nhà quản lý điều chỉnh chiến lược; các giảng viên tham khảo trong việc biên soạn chương trình, giáo trình và đổi mới phương pháp giảng dạy; các em sinh viên sử dụng đ tham khảo và điều chnh việc hc  tiếng Anh ca mình sao cho các em có thể lĩnh hội được kiến thức một cách trọn vẹn, đầy đủ nhất. Mong rằng tiếng Anh s thực  sự trở thành mt công cụ hữu hiệu, là hành trang giúp các em có thể tự tin vững bước vào tương lai, và hoàn thành tốt công việc của mình.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1] Bouzidi H. (2009). Between the ESP Classroom and the Workplace: Bridging the Gap. English Teaching Forum, No 3.

[2] Canale, M. and Swain, M. (1980). Theoretical bases of communicative approaches to second language teaching and testing. Applied Linguistics 1, 1-47.

[3] Hutchinson, T. and A. Water (1987). English for Specific Purposes: A Learning centred Approach. Cambridge: CUP.

[4] Lawson, K. H. (1979), Philosophical Concepts and Values in Adult Education. Milton: Open University.

[5] Luka, I. (2009) Development of Students’ English for Specific Purposes. Competence in Tourism Studies at tertiary Level. English for Specific Purposes World, Issue 4 (25), Volume 8. Online Journal for Teachers at http://esp-world.info, retrieved on 12 March 2010

[6] Savas, B. (2009). Role of Functional Academic Literacy in ESP teaching: ESP Teacher Training in Turkey for Sustainable Development. The Journal of International Social Research. Volume 2/9.

[7] Widdowson, H. G. (1978). Teaching Language as Communication. London: OUP

[8] Widdowson, H.G. (1981). English for Specific Purposes: Criteria for Course Design in English for Academic and Technological Purposes, Eds. L. Selinker, E. Tarone, and V. Hanzeli Rowley. Mass; Newburry

[9] Zhang, Zuocheng (2007). Towards an Integrated Approach to Teaching Business English: A Chinese Experience. English for Specific Purposes, v26 n4 p399-410.

 

[10]. IMO (2000), Maritime English-Model course 3.17, IMO Publication

Thông tin về tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thanh Thủy

Chức vụ: Giảng viên thuộc Trung tâm Ngoại ngữ - Trường Cao Đẳng Hàng Hải I

Học vị: Thạc sỹ (chuyên ngành lí luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh)

Email : thanhthuy.mc1@gmail.com

 


Bạn đã tốt nghiệp tại Cao Đẳng Hàng Hải I và hiện đang:
 Làm việc đúng chuyên ngành
 Tìm việc
 Làm việc không đúng chuyên ngành
 Chờ học tiếp
Biểu quyết Xem kết quả
OnlineOnline
TotalTotal