Tin tức chung
Cơ chế tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập (10/07/2012)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table...

Từ năm 2006 đến nay, cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta đã từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội theo hướng ngày càng nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Các cở sở giáo dục đại học công lập có quyền tự chủ tài chính ngày càng cao trong việc sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước giao, được tự chủ trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thu, phát huy tiềm năng về cơ sở vật chất, tài sản hiện có, đội ngũ giảng viên để mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội. Những hoạt động đó đã góp phần không nhỏ trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng nguồn tài chính cho nhà trường, tạo lập nguồn khấu hao tài sản cố định của các tài sản tham gia các hoạt động dịch vụ để tăng cường tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường. Chênh lệch các hoạt động dịch vụ sau khi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, nhà trường được phép trích lập các quỹ ổn định thu nhập, khen thưởng và phúc lợi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và khen thưởng động viên kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp đào tạo, huấn luyện.

Bên cạnh những thành công nêu trên, cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện vẫn còn tồn tại những bất cập sau:

Thứ nhất, định mức phân bổ ngân sách giáo dục chưa dựa trên các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo được thể hiện qua các nội dung: Chưa có sự tham khảo giữa việc giao kinh phí và việc giao khối lượng và chất lượng dịch vụ đào tạo; chưa dựa trên tiêu chí đội ngũ viên chức trong biên chế được duyệt, chưa căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường … mà phần lớn dựa vào khả năng bố trí của ngân sách Nhà nước và nguồn thu của đơn vị.

Thứ hai, việc xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của hầu hết các trường công lập hiện nay chưa thật sự triệt để trong việc động viên, khuyến khích sức lao động, việc chi trả thu nhập tăng thêm vẫn mang tính bình quân chưa có cơ chế thu hút người có năng lực. Việc tăng thu  tiết kiệm chi mới chỉ dừng lại ở mức là chủ trương, đường lối để phấn đấu thực hiện, chưa có định mức cụ thể do phải tuân theo các quy định đối với đơn vị sự nghiệp công.

Thứ ba, cơ chế học phí chưa thể hiện rõ ràng được mức độ chia sẻ giữa nhà nước với người học.

Thứ tư, việc thực hiện cơ chế công khai, dân chủ trong đơn vị, quy chế công khai tài chính đã phần nào đáp ứng được theo yêu cầu quản lý, nhưng công tác tự kiểm tra tài chính và giám sát tài chính của các tổ chức đoàn thể còn hạn chế mang tính hình thức do cán bộ thanh tra, kiểm tra đều kiêm nhiệm và không được đào tạo  các nghiệp vụ về tài chính.

Một số giải pháp đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập:

Thứ nhất, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với các đơn vị nghiệp công lập giai đoạn 2006 – 2012 và khuyến khích các đơn vị xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính mới theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí theo hướng khung giá dịch vụ, xác định lộ trình thực hiện để các đơn vị từng bước tự đảm bảo chi phí thường xuyên (bao gồm cả trả lương), đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thư hai, hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách Nhà nước trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo. Thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước theo các tiêu chí đầu vào như hiện nay sang cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước theo tiêu chí đầu ra gắn với hệ thống định mức trong giáo dục vào đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở đào tạo có chất lượng, hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả, gắn với các kết quả đánh giá, kiểm định độc lập về chất lượng đào tạo.

Thứ ba, xây dựng lại phương án cơ cấu lại nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước đối với cơ sở giáo dục theo hướng những ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hoá nhưng Nhà nước có nhu cầu sử dụng cao như: Sư phạm, khoa học cơ bản, nghệ thuật, truyền thống…thực hiện theo cơ chế Nhà nước đặt hàng; những ngành nghề đào tạo cần đòi hỏi chi phí đào tạo cao mang tính hội nhập quốc tế…

Thứ tư, làm tốt công tác xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng rõ ràng, chi tiết hệ thống các tiêu chí đánh giá của mỗi tập thể, cá nhân, chi trả thu nhập tăng thêm theo hiệu quả công việc, khuyến khích thu hút người có năng lực, trình độ và công khai đến từng cán bộ, viên chức.

Thứ năm, nghiên cứu, ban hành các tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó khuyến khích các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước liên doanh, liên kết với các trường để thu hút thêm các kênh đầu tư mới đáp ứng với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

 Việc giao quyền tự chủ tài chính hoàn toàn cho các trường công lập có ý nghĩa quan trọng, nó là hành lang pháp lý bắt buộc các trường phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và liên doanh liên kết. Song quá trình giao quyền tự chủ tài chính hoàn toàn cho các trường cần phải được thực hiện theo một lộ trình nhất định, gắn với đặc điểm của mỗi trường, từng thời kỳ và nỗ lực phấn đấu của chính các trường. Việc xây dựng cơ chế giao quyền tự chủ tài chính hoàn toàn cho các trường phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và góp phần đổi mới cơ chế chính sách quản lý tài chính của Nhà nước.

Ths: Vũ Thị Hải Vân


Bạn đã tốt nghiệp tại Cao Đẳng Hàng Hải I và hiện đang:
 Làm việc đúng chuyên ngành
 Tìm việc
 Làm việc không đúng chuyên ngành
 Chờ học tiếp
Biểu quyết Xem kết quả
OnlineOnline
TotalTotal